Luật quốc tế về đình chiến Đình_chiến

Theo luật quốc tế một thỏa thuận đình chiến là một thỏa thuận pháp lý (thường dưới dạng văn kiện) kết thúc chinh chiến giữa các "bên tham chiến" trong một cuộc chiến tranh hoặc xung đột.[2] Tại Công ước La Hay 1899, trong đó có ba hiệp ước được thông qua và ba tuyên bố được đưa ra, Công ước về Luật và Thông lệ Chiến tranh trên đất liền nêu rằng "Nếu thời gian [đình chiến] không cố định", các bên có thể tiếp tục cuộc chiến (Điều 36) tùy theo lựa chọn của họ, nhưng phải có thông báo phù hợp. Điều này khác với một thỏa thuận đình chiến có "thời gian cố định", khi đó các bên chỉ có thể mở lại trận chiến vào lúc kết thúc thời gian đã định sẵn. Khi các bên tham chiến nói rằng: "sự đình chiến này kết thúc hoàn toàn cuộc chiến" mà không có bất cứ ngày kết thúc đình chiến nào, thì thời gian đình chiến sẽ là cố định theo hướng không cho phép chiến tranh trở lại vào bất cứ lúc nào. Ví dụ, Thỏa thuận Đình chiến Triều Tiên kêu gọi "ngừng bắn và đình chiến" và có "mục tiêu thiết lập một khoản đình chiến đảm bảo ngừng hoàn toàn các hoạt động thù địch và tất cả các hoạt động của lực lượng vũ trang ở Triều Tiên cho tới khi đạt được một thỏa thuận hòa bình cuối cùng".[3]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Đình_chiến http://www.cnn.com/SPECIALS/2001/mideast/stories/h... http://news.findlaw.com/cnn/docs/korea/kwarmagr072... http://www.firstworldwar.com/features/armistice.ht... http://www.firstworldwar.com/source/armisticeterms... http://dictionary.reference.com/browse/armistice?s... http://avalon.law.yale.edu/19th_century/hague02.as... https://web.archive.org/web/20070105190438/http://... https://web.archive.org/web/20070202052147/http://... https://web.archive.org/web/20070503030650/http://... https://web.archive.org/web/20130602140605/http://...